KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Người thông minh giải quyết rắc rối dựa vào 4 nguyên tắc


Người thông minh giải quyết rắc rối dựa vào 4 nguyên tắc: Dụng trí gọi là Bình Tĩnh, giỏi ứng biến gọi là Khéo Léo, đỉnh cao thức thời là Bao Dung và chân giá trị ắt là Tử Tế

1. Tức giận không phải là cách hành xử của người trí tuệ

Có câu: "Bạn đừng tấn công người khác một cách tùy hứng, bạn phải suy nghĩ về việc có cần thiết phải đánh nhau không". Trong cuộc sống, bạn đừng quá ác ý khi buộc tội người khác về sai lầm của họ, hãy nghĩ xem liệu bên kia có chấp nhận được những câu nói khó nghe mà bạn nói ra với họ hay không.

Nhưng trong cuộc sống luôn có những người thích lấy lỗi lầm của người khác để trút giận mà chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc của người khác.

2. Chỉ trích nhưng khéo léo, bạn như làm chủ cuộc chơi

Những người thông minh thường hiểu rằng lý do thuyết phục được người đối diện không phải là nói to, mà là tha thứ cho người khác và cho họ cơ hội mới.

Vào thời nhà Tấn, có một người tên là Tạ Vạn, là em trai của Tạ An. Một lần, ông ấy đến nhà một người bạn để dự tiệc. Sau bữa ăn, gia chủ mời mọi người cùng xem kịch.

Thật không may, Tạ Vạn và một người khác đều thích ngồi ghế hàng đầu tiên. Người kia định đẩy Tạ Vạn sang một bên nhưng đã vô tình đẩy Tạ Vạn ngã khỏi ghế thậm chí còn đạp lên mũ của Tạ Vạn.

Những người có mặt trong giây lát trở nên yên lặng và đổ dồn mọi ánh mắt về phía Tạ Vạn, nghĩ rằng anh ta sẽ rất tức giận và có thể đánh người kia một trận ra trò.

Nhưng không, Tạ Vạn từ từ đứng lên, vỗ nhẹ bụi trên quần áo, nhàn nhạt ngồi xuống nói: "Ngươi suýt nữa làm tổn thương mặt của ta rồi biết không?" Người kia nghe xong sửng sốt, sau đó lập tức cười đáp: "Ta vốn là không coi trọng thể diện của ngươi."

Lúc này, Tạ Vạn đã ý thức rằng không nên giải quyết một cuộc cãi vã bằng cách đánh nhau bởi ông ấy không chỉ lo cho thể diện của mình mà còn cả nhân phẩm của người khác.

Ngay cả khi người khác sai, đôi khi một vài lời nói nhẹ nhàng quan trọng hơn nhiều so với những lời mắng mỏ hung hăng. Đối xử tốt với người khác là phải biết cách tạo ra sự khác biệt, nhưng không thái quá, không hung hăng, không nông nổi. Suy cho cùng, cho người khác một lối thoát chính là cho chính mình một lối thoát.

3. Biết bao dung lỗi lầm là tuyệt đỉnh khôn

Tăng Quốc Phiên tham gia khảo thí nhưng không được ghi danh bảng vàng. Sau khi danh sách dự thi được công bố, ông bình tĩnh thu dọn hành lý và lên đường về quê.

Khi đi ngang qua một hiệu sách, ông thấy cuốn "Lịch sử hai mươi ba" được xếp trên bức tường. Người yêu sách như mạng sống của mình như ông đã bị cuốn hút, nhưng ông ấy lại xấu hổ vì không còn tiền để mua.

Sau đó, ông đem hết hành lý đi cầm ở tiệm cầm đồ, mượn một trăm lượng bạc của một người bạn ở địa phương, cuối cùng cũng đạt được nguyện vọng và mua được một bộ "Lịch sử hai mươi ba", trong lòng vui mừng khôn xiết.

Tăng Quốc Phiên trở về quê nhà, chẳng còn gì ngoài bộ sách này. Không chỉ thi trượt, ông còn vướng vào đủ thứ, nợ nần chồng chất.

Là một người nông dân bình thường, một trăm lượng bạc chắc chắn không phải là số tiền nhỏ. Mặc dù Tăng Quốc Phiên cảm thấy có lỗi và sợ cha mình la rầy nhưng ông vẫn nói sự thật.

Không ngờ, cha của ông chỉ nói một câu: "Thích đọc sách là tốt rồi, đã mua thì phải đọc kỹ, nếu không là bất hiếu.

Sau khi nghe điều này, Tăng Quốc Phiên đã rất xúc động và thề sẽ học hành chăm chỉ và không bao giờ để những nỗ lực của cha mình trở nên vô ích.

Có lẽ chính nhờ sự bao dung và tận tụy của cha mà tinh thần hiếu học của Tăng Quốc Phiên đã được khơi dậy và ông đã trở nên nổi tiếng sau này.

Đôi khi đổ lỗi một cách mù quáng không phải là cách tốt nhất, ngược lại, ăn nói nhẹ nhàng có thể khiến người ta phải suy nghĩ, suy ngẫm, ân hận và tạo cú sốc mạnh cho tâm hồn để thức tỉnh một người.

4. Tử tế chính là chân giá trị sống của con người

Có câu: Một người có lý không nằm ở việc người đó im lặng hay nói nhiều, ít, mà là lời nói có phù hợp hay không. Đó là điều khôn ngoan; khi im lặng là lúc người ta biết rằng không nên nói điều đó, điều này cũng là khôn ngoan.

Nói cho đúng và phù hợp là điều đúng đắn và khôn ngoan. Tự kiềm chế và đối xử tốt với người khác sẽ tự nhiên thể hiện một phong thái lịch sự của con người văn minh.

Lựa chọn tha thứ là một loại trí tuệ cảm xúc; từ bỏ sự khắc nghiệt là một loại tu luyện bản thân; biết bao dung lỗi lầm người khác là một loại trí tuệ.

Đó là một loại thiện chí với người khác và sự nâng cấp với bản thân mình.


Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank