KHÁM PHÁ THÚ VỊ VỀ THÁP NHU CẦU MASLOW
1. CÁC TẦNG NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI:
(1) Nhu cầu được thể hiện mình:
Đây là nhu cầu đỉnh của thang Maslow, nhu cầu được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống hay sống và làm việc theo đam mê và cống hi.ế.n hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Việc làm của họ dựa trên ch.ân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải. Mà theo Maslow chỉ có một tỉ lệ nhỏ dân số đạt được mức độ này.
(2) Nhu cầu được tôn trọng:
Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội. Và trong cuộc sống hay công việc cũng thế, khi được khích lệ, khen thưởng về những thành quả làm việc của mình, con người sẽ cảm thấy s.ung s.ức, tích cực hơn.
(3) Nhu cầu giao lưu tình cảm:
Đây là một nhu cầu quan trọng về tinh thần khi con người mong muốn được gắn bó với mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng nào đó.
Con người “cho” và “nhận” những tình cảm tốt đẹp chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc với hiệu suất tốt hơn.
(4) Nhu cầu an toàn:
Con người cần sự bảo vệ, an toàn trước những sự đ.e d.ọa, mối ng.uy hi.ể.m về vật chất hay tinh thần. Họ mong muốn sống một cuộc sống ổn định, một xã hội hòa bình. Đây cũng là lí do xuất hiện hệ thống pháp luật hay đội ngũ công an, cảnh sát trong cuộc sống.
(5) Nhu cầu thể lý:
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, t.ì.nh d.ục, các nhu cầu làm cho con người tồn tại.
Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.
2. PHÂN TÍCH NHU CẦU CON NGƯỜI:
- Mức độ tự trọng của con người sẽ quyết định các loại nhu cầu của họ. Khi mức độ này thấp, nhu cầu của người này sẽ diễn biến theo hướng: “Thấy nhu cầu nào có thể thỏa mãn ngay lập tức thì lựa chọn”.
- Khi các nhu cầu xuống mức thấp, nhận thức của con người thu hẹp trong “cái tôi”, khiến họ chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu trước m.ắt mà bỏ qua cái nên làm.
- Nhu cầu thể lý ở đáy tháp phải được đáp ứng mới chuyển dần được lên các nhu cầu cao hơn. Khi đạt đến nhu cầu thể hiện chóp tháp, con người sẽ sở hữu trạng thái viên mãn nhất.
- Muốn k.ìm h.ãm sự phát triển của một người, cách cơ bản nhất là t.ấ.n c.ô.ng vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Ngược lại, muốn phát triển một ai đó, hãy đáp ứng những nhu cầu này.
- Nhu cầu mang tính chất trung tính nhưng rất quan trọng trong đời sống là “Nhu cầu an toàn”. Có an toàn, con người mới yên tâm thúc đẩy mình thực hiện các nhu cầu khác.
- Hai nhu cầu “thể hiện” và “tôn trọng” là cốt y.ếu, bậc cao. Nhưng nhu cầu “tình cảm” lại mật thiết hơn cả. Vì nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, nó sẽ gây ra b.ệ.nh t.ật về tâm lý rất nặng.
- Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công việc. Đặc biệt trong Marketing b.á.n h.à.ng, để hiểu được nhu y.ếu kh.ác.h h.àng, không thể thiếu việc nắm vững tháp này.
Nguồn: AnHoaCommunications
#TonyDzung
#HBRHoldings