Thuật đọc nguội
📌Short Story
Thuật đọc nguội
Thứ nhất, chân tướng
của thuật đọc nguội
Trong các kỹ năng giao tiếp của con
người, thuật đọc nguội chỉ là một cách gọi, còn bản chất của nó vẫn là ứng dụng
những kiến thức tâm lý học như: đọc hiểu nội tâm, cảm ứng, thôi miên…
Sau khi tổng hợp tối đa các kiến thức
chuyên ngành như: tâm lý học, ngôn ngữ học, marketing… tác giả Thạch Chân Ngữ
đã chỉnh lý, bổ sung và kết cấu thành hệ thống về kỹ năng này từ những ứng dụng
của nó trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn sẽ nhanh chóng có được sự tin tưởng
của đối phương, nắm bắt tâm lý của người đối diện một cách dễ dàng… Trong
chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả tuyển chọn ra chín loại hình ngôn ngữ đọc
nguội quan trọng nhất trong giao tiếp xã hội. Bạn có tò mò chúng là những gì
không?
Khi đã nắm vững các kỹ năng này, vận
dụng thành thục thuật đọc nguội để hiểu thấu và điều khiển suy nghĩ của đối
phương, bạn sẽ chiếm được cảm tính của rất nhiều người, các mối quan hệ xã hội
của bạn cũng từ đó sẽ ngày càng nở rộ ngát hương.
Thứ
hai, cách để gây ấn tượng ngay từ lần đầu gặp mặt
Bí mật của thuật đọc nguội nằm ở việc
khai thác các điểm yếu trong tâm lý con người, khơi gợi ký ức sâu thẳm trong
tâm hồn mỗi người. Nó giống như bắt đầu từ việc đoán trúng suy nghĩ rồi từ đó
cùng đối phương xây dựng mối quan hệ thân thiết, thậm chí là gắn kết tâm hồn.
Để hiểu rõ hơn điều này, bạn hãy nghe
thử trường hợp chiếc gương. Bạn có thắc mắc tại sao bản thân chúng ta trong
gương trông đẹp hơn khi lên hình không? Các nhà tâm lý học đã cho chúng ta câu
trả lời, vì mỗi ngày chúng ta đều nhìn thấy mình trong gương, lâu dần trở nên
có tình cảm, do đó, mọi người dễ thích hình ảnh của mình trong gương hơn.
Vậy làm thế nào để bạn áp dụng được
“thuật chiếc gương” vào giao tiếp? Bạn có muốn tạo dựng được cảm giác thân thuộc
với ai đó ngay từ lần đầu gặp mặt? Thuật đọc nguội sẽ giúp bạn làm điều đó.
Điều tuyệt diệu của thuật đọc nguội nằm
ở chỗ khi gặp mặt, ngay câu nói đầu tiên đã giúp bạn đánh trúng tâm lý đối
phương để chiếm lấy thiện cảm, lòng tin của đối phương trong nháy mắt, mở ra một
mối quan hệ tình cảm tốt đẹp.
Bạn có tò mò muốn biết thêm về “điều
tuyệt diệu” đó không?
Thứ
ba, bí quyết của các thầy bói
Bí quyết của các thầy bói là gì? Có
thật là họ có quyền năng không? Những người nhờ cậy vào thầy bói nhất định từng
trải qua một việc như sau: bị người khác nói trúng những trắc trở trong chuyện
tình cảm trước đây và mục tiêu trong tương lai.
Giãi bày nỗi lòng là một trong những
nhu cầu cơ bản của con người. Thầy bói không thể thực sự “phán trúng” chuyện của
bạn, là bản thân bạn đã cho ông ta cơ hội, chính bạn đã phối hợp với thầy bói.
Bọn họ đã sử dụng thuật đọc nguội, chỉ
là bạn đã tự nguyện đóng vai trò “đồng bọn”. Nếu thầy bói phán đúng, người ta
chỉ đơn giản đã nói ra điều bạn muốn nói và giúp bạn quyết định một việc mà bản
thân bạn đang do dự.
Thế đấy, bí mật của các thầy bói thực
chất chỉ là những thủ thuật tâm lý đọc nguội được liệt kê trong cuốn sách này.
Nếu vậy thì bạn cũng có thể trở thành thầy bói đó chứ, nhưng không, bạn sẽ sử dụng
các kiến thức này để trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân, am hiểu tâm
lý và là một bậc thầy về giao tiếp.
Thứ
tư, từ chối sao cho khéo
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng rơi
vào tình huống nan giải này, có người quen nhờ vả. Nói “không” thì sợ bị ghét,
mà nói “có” thì chỉ rước thêm việc vào mình. Từ chối cũng là thứ cần phải học,
lúc này, bạn cần phải thiết lập lại sự khước từ của bản thân.
Với kỹ thuật đọc nguội, bạn có thể
khéo léo nhận lời với điều kiện khi nào bạn xong công việc của mình đã thì mới
có thể sang giúp đối phương. Đối phương sẽ phải hiểu không phải bạn không muốn
giúp người ta mà là bạn không có thời gian rảnh để giúp họ mà thôi.
Thứ năm, sức mạnh
của vòng vây khẳng định
Trong giao tiếp, các tình huống khó xử
là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có lúc bạn gặp những người luôn đưa ra câu trả
lời “không” hoặc “không phải”, sẽ có lúc bạn “cứng họng” không biết phải tiếp
diễn câu chuyện ra sao cùng vô vàn trường hợp oái ăm khác nữa.
Gặp tình huống như vậy, bạn buộc phải
học cách cư xử, đưa đối phương vào vòng vây câu khẳng định liên tục, từ đó thay
đổi thái độ của họ. Mỗi tình huống khác đều sẽ được Thạch Chân Ngữ đề cập và
minh họa bằng ví dụ cụ thể, giúp bạn hình dung được vấn đề và từ đó áp dụng
thành công chúng.
Thứ
sáu, đọc vị bất kỳ ai bằng ngôn ngữ cơ thể
Lời nói đôi khi không thể diễn tả hết
tâm tư và nguyện vọng của một người, bạn cần nhìn vào từng cử chỉ, sắc mặt, động
thái của đối phương để nắm bắt tâm lý đối phương. Giao tiếp bằng mắt là một ví
dụ điển hình, người ta thường chợp mắt nhiều hơn khi nói dối. Khai thật đi nào,
bạn cũng như vậy phải không?
Đặc biệt, hướng bàn chân cũng là một
manh mối cho biết tình cảm một người. Khi giao tiếp, hãy để ý hướng bàn chân của
đối phương, nếu nó hướng về phía bạn tức là người đó đang thực sự hứng thú trò
chuyện cùng bạn. Còn nếu ở hướng khác thì họ chỉ đang như vịt như sấm thôi, hãy
tìm những chủ đề khác thú vị hơn.
Để hiểu rõ hơn, bạn hãy thử nghe qua
ví dụ sau được trích trong cuốn cuốn sách: “Hai
đồng nghiệp nữ đang bàn luận về một đồng nghiệp nữ khác mới được lên chức. Người
A nói: “Trình độ chuyên môn của cô ấy rất vững, hơn nữa rất biết cách xử lý
quan hệ giao tiếp”. Nói xong, A cười mỉm theo kiểu mím chặt môi. B đáp: ‘Đúng vậy,
cô ấy biết rất rõ mình muốn gì, mục tiêu vô cùng rõ ràng’. Dứt lời, B cũng cười
mỉm theo kiểu mím chặt môi. Thực chất, cả hai người phụ nữ này đều không nói thật
lòng, động tác cười mỉm mím chặt môi của họ cho chúng ta biết, điều mà họ thực
sự muốn nói ra có lẽ là: ‘Người đàn bà kia có tham vọng quá lớn, cô ta thích
chơi trội, là con bạch cốt tinh quyến rũ đàn ông’.”
Thứ
bảy, nói gì với người hướng nội và người hướng ngoại?
Về cơ bản, người hướng nội có điểm
chú ý hướng vào nội tâm, lấy “tôi” làm trung tâm trong khi người hướng ngoại lại
có điểm chú ý hướng ra thế giới, lấy “chúng tôi” làm trung tâm. Sự khác biệt
này sẽ hình thành những tư duy, quan điểm sống, cách hành xử khác nhau. Vậy nên
với mỗi loại người, ta lại cần có cách giao tiếp khác nhau.
Người hướng ngoại khi giao tiếp ta
nên dùng tình cảm lay động trái tim, thông qua việc thổ lộ tình cảm để tìm thấy
tiếng nói chung. Dù nhiệt huyết và cởi mở là thế, nhưng thực ra trong lòng họ
cũng tồn tại sự yếu đuối, những tâm tư cần được lắng nghe và thấu hiểu.
Trái lại, người hướng nội nên dùng đạo
lý để giúp họ hiểu rõ nguyên nhân và kết quả sự việc, giao tiếp một cách sáng
suốt. Họ là những người nhạy cảm, sống quá lý trí và đề cao cái tôi cá nhân, vì
vậy hãy dành tặng họ những lời khen chân thành để họ cảm nhận được giá trị của
bản thân.
Dĩ nhiên, không phải ai trong chúng
ta cũng thiên về hướng ngoại hay hướng nội hoàn toàn. Tùy theo mỗi người mà
cách giao tiếp nên có sự linh hoạt.