KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

NGƯỜI LỘN XỘN THỰC SỰ SÁNG TẠO HƠN?


NGƯỜI LỘN XỘN THỰC SỰ SÁNG TẠO HƠN?

“Nếu một chiếc bàn lộn xộn là dấu hiệu của một tâm trí lộn xộn, vậy thì chiếc bàn trống trải là dấu hiệu của điều gì?” Những lời này đã được gán cho thiên tài sáng tạo và vật lý gia Albert Einstein. 


Bất kể ông có thực sự nói như vậy hay không, chiếc bàn của ông dường như luôn bị chôn vùi dưới đống sách và giấy tờ. Tương tự, Pablo Picasso vẽ trong khi được bao quanh bởi một cảnh tượng lộn xộn của tranh vẽ và Steve Jobs, người sáng lập Apple, cho biết đã giữ văn phòng của mình lộn xộn một cách cố ý. Câu chuyện về những thiên tài có văn phòng bừa bộn nhiều đến nỗi không thể kể hết. Như để chứng minh điều này, một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota tiến hành đã kết luận rằng, một không gian làm việc lộn xộn có khả năng tạo giúp ra những ý tưởng sáng tạo,


Có lẽ vì có quá nhiều câu chuyện như vậy, nên tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi xác nhận. "Nhưng một chiếc bàn lộn xộn thì cũng tốt mà?”, “Nó kích thích sự sáng tạo, phải không?” Nếu đang tự hỏi xem chiếc bàn lộn xộn của mình có thể khiến bạn trở nên năng suất hơn, và liệu có đáng đọc hết cuốn sách này hay không, thì đây là một bài tập nhỏ cho bạn thử. Bắt đầu bằng cách tưởng tượng chiếc bàn làm việc tại văn phòng, studio hoặc nơi làm việc của bạn. Hoặc, nếu bạn đang ngồi ở đó vào chính thời điểm này, hãy nhìn kỹ xung quanh bạn. Tiếp theo, hãy trả lời những câu hỏi sau.


- Bạn có thật sự cảm thấy tích cực khi làm việc ở đây?

-  Làm việc tại chiếc bàn này hằng ngày có thực sự mang lại niềm vui cho bạn không?

- Bạn có chắc chắn rằng bạn đã phát huy hết sự sáng tạo của mình?

- Bạn có thực sự muốn quay lại nơi này vào ngày mai không?


Những câu hỏi này không nhằm mục đích làm bạn cảm thấy tồi tệ. Chúng được đặt ra để giúp bạn nhận biết cảm xúc của mình về môi trường làm việc. Nếu bạn trả lời có mà không chần chừ thì mức độ vui vẻ của bạn trong công việc rất ấn tượng. Nhưng nếu phản ứng của bạn không chắc chắn, nếu bạn cảm thấy lòng mình trĩu nặng, dù chỉ một chút, thì việc dọn dẹp chắc chắn đáng thử.


Thành thật mà nói, không quan trọng việc nào tốt hơn – một chiếc bàn gọn gàng hay một chiếc bàn hoàn toàn hỗn độn. Điều quan trọng nhất là bạn tự nhận thức được loại môi trường nào mang lại niềm vui cho bạn trong công việc, rằng bạn biết tiêu chí hạnh phúc của chính mình. Và việc dọn dẹp là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu điều đó. Nhiều khách hàng của tôi đã sử dụng phương pháp này để dọn dẹp ngôi nhà của họ, hoàn thành công việc với một không gian nội thất đơn giản và trống trải chỉ để nhận ra rằng họ muốn trang trí nhiều hơn. Đó là lúc họ bắt đầu thêm những điểm nhấn yêu thích. Thường thì chỉ sau khi dọn dẹp, mọi người mới nhận ra loại môi trường nào thực sự mang lại niềm vui cho họ.


Bạn có phải là người có thể kích thích sự sáng tạo của mình dễ dàng hơn khi đã dọn dẹp, hay là người có thể sáng tạo hơn giữa một không gian lộn xộn? Dù bạn thuộc loại nào, quá trình dọn dẹp sẽ giúp bạn khám phá ra một không gian làm việc tạo niềm vui, giúp bùng nổ sự sáng tạo.


VÒNG LUẨN QUẨN CỦA VIỆC TÍCH TRỮ ĐỒ ĐẠC


Nghiên cứu cho thấy rằng đồ đạc lộn xộn làm giảm niềm vui mà chúng ta cảm nhận trong công việc vì hai lý do chính. Đầu tiên, nó làm cho não bộ cảm thấy quá tải. Càng nhiều đồ vật xung quanh chúng ta, não bộ càng bị quá tải. Điều này khiến chúng ta khó nhận biết, trải nghiệm và tận hưởng những thứ quan trọng nhất với mình – những thứ mang lại niềm vui.


Thứ hai, khi bị vây quanh bởi đồ vật, thông tin và công việc, chúng ta mất đi cảm giác kiểm soát và khả năng lựa chọn. Không còn khả năng chủ động hoặc chọn lựa hành động của mình, chúng ta quên rằng công việc là phương tiện để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình và mất đi tình yêu với công việc.


Tệ hơn, khi cảm thấy không thể kiểm soát, mọi người bắt đầu tích trữ thêm nhiều đồ vật không mong muốn hơn cũng như đấu tranh với cảm giác tội lỗi và áp lực phải làm gì đó với chúng. Kết quả là gì? Họ trì hoãn việc xử lý đồ đạc của mình vô thời hạn, tạo ra một vòng luẩn quẩn của việc tích trữ ngày càng tăng.


- Scott Sonenshein.


- Theo cuốn sách ‘“Dọn dẹp” công việc, gọn gàng tâm trí’

Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank