KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

8 TƯ DUY CỐT LÕI CỦA BẬC ĐẠI TRÍ: BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI CAO CẤP


8 TƯ DUY CỐT LÕI CỦA BẬC ĐẠI TRÍ: BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI CAO CẤP

Độ sâu của tư duy, quyết định độ rộng của đường đời. Rất nhiều khi, khác biệt lớn nhất giữa người với người, chính là nằm ở sự khác biệt của tư duy.

8 phương thức tư duy cốt lõi dưới đây có thể giúp bạn tìm ra được phương thức đúng đắn nhất để mở ra cuộc đời mình.

1. TƯ DUY THƯỢNG ĐẾ

Kinh Thánh viết: "Phải yêu người như yêu chính mình."

Yêu người khác, như yêu chính mình, vì bạn giúp đỡ người khác, nên người cuối cùng được hưởng phúc sẽ chính là bạn.

Đây chính là tư duy Thượng Đế kinh điển.

Cũng giống như trong câu chuyện ngụ ngôn "Người mù thắp đèn":

Trong đêm tối, người mù cầm đèn đi ra đường chưa từng bị người khác đụng phải.

Bởi lẽ ánh đèn vừa thắp sáng con đường đi dưới chân người khác, vừa khiến người khác trông thấy được bản thân người mù giữa đêm tối.

Có người từng nói:

"Nếu bạn là một người lương thiện, khi bạn nhận được thành ý và sự giúp đỡ của người khác, trong lòng tự nhiên sẽ nảy sinh ra một loại cảm giác, cảm giác đó mang tên biết ơn."

Tình yêu sẽ không ngừng được lan tỏa, lan tỏa tới người khác, để rồi người nhận lại được cuối cùng, chính là bạn.

Ai chẳng có khi quên ô khi trời mưa, bạn che ô cho người khác, ngày sau, nếu bạn là người gặp mưa, sẽ có người thay bạn cầm dù.

2. TƯ DUY TÔN TỬ

Tôn Tử viết: "Tri kỉ tri bỉ, bách chiến bất đãi."

Ý muốn nói, biết mình biết ta, trăm trận không thua.

Muốn thắng đối thủ, trước tiên phải hiểu họ, nhưng sau khi đã hiểu họ, ta cũng hoàn toàn có thể học hỏi từ họ.

Nhà triết học Baltasar Gracián nói:

"Thứ mà một người thông minh nhận lại được từ kẻ thù còn nhiều hơn thứ mà một tên ngốc học được từ bạn của mình."

Đối thủ cạnh tranh không chỉ là bức tường chắn trước mặt chúng ta, mà họ còn là một tấm gương, cho phép chúng ta soi lại bản thân và phát triển nhanh chóng hơn.

3. TƯ DUY NAPOLEON

Napoleon nói: Trong từ điển của tôi, không có hai chữ "không thể".

Cốt lõi của tư duy này nằm ở chỗ: bất kể là ở trong tình huống nào, cũng đều không bị thế giới bên ngoài tác động, luôn giữ chủ kiến của mình.

Trên mạng có một câu hỏi như này: Người không có chủ kiến đáng sợ ra sao?

Một người trả lời rằng: Không có chủ kiến về cơ bản không còn là cuộc đời nữa, vì họ sớm đã là một con rối."

Tôi có quen một người đồng nghiệp, khả năng chấp hành của cậu ấy cực kì cao, nhưng bất cứ khi nào phải tự mình đưa ra quyết định, cậu ấy lại bắt đầu lưỡng lự, sợ được sợ mất.

Sau đó thì không ngừng hỏi ý kiến của những người xung quanh, nhiều khi còn khiến cấp trên cảm thấy rất phiền.

Dù làm việc đã 5 năm, thành tích nghiệp vụ không tồi, nhưng vẫn chỉ là một nhân viên bình thường.

Có người nói: Con người là phải có "một tinh thần độc lập và một tư tưởng tự do."

Bởi lẽ người không có chủ kiến, sẽ không biết suy nghĩ, không biết hành động, và tất nhiên là dù làm gì cũng sẽ rất khó thành công.

4. TƯ DUY COLUMBUS

Columbus là một trong những người phát hiện ra thời đại hàng hải vĩ đại, khi ông trở về Tây Ban Nha từ lục địa Châu Mỹ và được mọi người săn đón, nhiều quý tộc không đồng tình với thành công của ông.

Trong một bữa tiệc do hoàng gia tổ chức, ai đó đã chỉ vào một quả trứng luộc và làm khó ông:

"Anh có thể khiến quả trứng này đứng được không?"

Không khí ở hội trường khi đó khá gượng gạo, với mọi người, việc khiến một quả trứng hình tròn đứng lên là điều không thể, cũng giống như việc họ không tin Columbus phát hiện ra châu lục mới vậy.

Nhưng Columbus lại không hề hoang mang, nhận lấy quả trứng, không nói lời nào đập nhẹ quả trứng xuống bàn, và nó quả thực đứng vững trên mặt bàn.

Không gục ngã, dám nói dám làm, đây chính là điểm đáng quý ở tư duy Columbus.

Chưa nhìn thấy biển sao biết biển rộng lớn tới đâu, chưa xuống biển sao biết biển sâu như nào.

Bất kể là chuyện gì, chỉ cần dám nghĩ, sẽ luôn có phương pháp; bất cứ nơi nào, chỉ cần dám đi, sẽ luôn có đường cho bạn.

5. TƯ DUY LACONIA

Laconia là một vương quốc thời Hi Lạp cổ đại.

Vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, vị vua bất khả chiến bại Philip II của Macedonia xâm lược vương quốc và gửi một bức thư cho vị vua đang bị bao vây của Laconia, đe dọa:

"lf we capture your city, we will burn it to the ground."

"Nếu chiếm được thành trì, ta sẽ san bằng nó."

Không lâu sau, vua của Laconia viết thư trả lời, trong thư chỉ có duy nhất một chữ:

"If" (nếu)

Chỉ một chữ, những đủ để cho thất quyết tâm và ý chí của Laconia.

Lời ít nhưng ý nhiều.

Nhà thiết kế Hara Kenya từng nói: "Càng sử dụng nhiều cách diễn đạt để diễn tả một điều gì đó, chúng ta càng khó có thể miêu tả nó chuẩn xác."

Cao thủ ra chiêu, lợi hại nhất chính là không làm gì nhưng vẫn thắng.

Dùng hình thức cô đọng nhất biểu đạt một nội dung phong phú nào đó, hay nói cách khác là lời ít ý nhiều, chính là một loại cảnh giới, một kiểu trí tuệ.

6. TƯ DUY OCCAM

Nhà logic học Occam William đã từng đề xuất một định luật nổi tiếng mang tên "Nguyên lý dao cạo Occam".

Chủ trương là từ bỏ mọi vẻ ngoài phức tạp và chỉ ra thực chất của vấn đề, hay lời giải thích đơn giản nhất thường là lời giải thích xác đáng nhất.

Tôi đã đọc tiểu sử của John Dewey, một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ.

Năm đó, Dewey vẫn còn học tiểu học, và trong lớp học vào mùa hè thường sẽ có rất nhiều muỗi.

Cô giáo đã tổ chức cho mọi người diệt muỗi, mắc màn, bôi thuốc chống muỗi... Sau một trận đại chiến, muỗi vẫn không giảm.

Chỉ có Dewey mang theo liềm và âm thầm dọn cỏ sau lớp học, ngay sau đó, đàn muỗi biến mất một cách thần kỳ.

Qua quan sát kỹ, ông phát hiện ra cỏ dại chính là nguồn gốc và nơi ẩn náu của muỗi, chỉ cần dọn sạch cỏ dại là có thể diệt hết muỗi.

Schopenhauer nói: "Người khôn ngoan là người sẽ không bị lừa dối bởi những hiện tượng bề ngoài, anh ta thậm chí còn dự đoán trước được chiều hướng thay đổi của mọi thứ."

Chỉ khi nhìn ra bản chất của sự việc và tìm ra gốc rễ của vấn đề, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả.

7. TƯ DUY FERMI

Khi Enrico Fermi, cha đẻ của vật lý hạt nhân hiện đại, giảng dạy tại Đại học Chicago, ông đã đề xuất một cách tư duy để giải quyết các vấn đề khó:

"Đối mặt với một mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều mục tiêu cấp phụ, khi bắt tay vào làm, chúng ta sẽ rất nhanh chóng đạt được mục tiêu cấp phụ ấy.

Vậy thì dần dần, chúng ta sẽ không còn cách mục tiêu cuối cùng bao xa nữa."

Yamada Honichi, người 2 lần vô địch giải chạy Marathon quốc tế từng chia sẻ bí quyết chiến thắng của mình rằng:

"Trước mỗi cuộc đua, tôi đều sẽ đạp xe đi xem trước quãng đường chạy, đồng thời vẽ lại những "biển báo" bắt mắt dọc đường.

Chẳng hạn, mục tiêu đầu tiên là một ngân hàng, mục tiêu thứ hai là một cái cây lớn, mục tiêu thứ 3 là một tòa nhà màu đỏ, cứ vẽ như vậy cho tới khi đường đua kết thúc.

Sau khi cuộc đua bắt đầu, tôi sẽ xông tới mục tiêu số 1 với tốc độ 100m, sau khi đạt được mục tiêu thứ nhất, tôi tiếp tục hướng tới mục tiêu thứ hai với tốc độ tương tự.

Chặng đua dài 40km được tôi chia thành nhiều mục tiêu nhỏ và dễ dàng chạy tới đích. "

Bản chất của sự vật thực ra rất đơn thuần, chỉ khi đơn giản hóa sự phức tạp, ta mới có thể đạt được kết quả mà mình mong muốn nhanh chóng hơn.

8. TƯ DUY ROCKEFELLER

John Davison Rockefeller, doanh nhân người Mỹ, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai từng nói: "Tôi không sống nhờ vận may mà ông Trời ban phát, nhưng tôi phát tài nhờ vận may tới từ hoạch định."

Từ một thanh niên nghèo khó ở một thị trấn nhỏ tới người giàu nhất thế giới, ông tóm gọn cuộc đời mình bằng một từ: chủ động.

Trong "38 bức thư gửi con trai", Rockefeller đã viết:

"Kinh nghiệm cho ba biết rằng những người mạnh dạn và chủ động có thể hoàn thành những thương vụ tốt nhất, thu hút sự ủng hộ của người khác và hình thành liên minh mạnh nhất. Những người rụt rè và do dự khó có thể gặt hái được lợi ích như vậy.

Những người tự tin mong đợi thành công, và họ sẽ hợp tác với mong đợi của mình, bằng cách chủ động hoạch định ra mọi kế hoạch để theo đuổi thành công ấy."

Luôn chủ động, ắt dẫn đầu, và tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất, đây là cốt lõi của tư duy Rockefeller.

Người bị động, chuyện gì cũng đợi người khác tới dắt tới chọn.

Người chủ động, luôn kiếm được cuộc đời cao cấp hơn.

Nguồn: Trí thức trẻ
Ảnh: Successpictures
#quantriexcel
#kynangmoi

Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank