8 BÀI HỌC VỀ TÍNH KỶ LUẬT THÉP CỦA NGƯỜI NHẬT
1. Bài học 1: Không nói không dù không thích
Ở phương tây, người ta khuyến khích việc từ chối thắng thừng những gì hay những điều mình không thích, không muốn, không hài lòng. Ngược lại, ở phương Đông, điều này dễ gây mất lòng người khác. Và đặc biệt với người Nhật, việc nói không một cách trực tiếp bị coi là thiết tế nhị và khiếm nhã.
Người Nhật sống kỷ luật hơn, họ không bao giờ thể hiện sự từ chối thẳng thừng, họ thường chọn cách nói giảm, nói tránh hoặc nói vòng vo để không đi thẳng vào vấn đề. Nếu không, họ sẽ tìm cách nói nhẹ nhàng, bóng gió nhất để người nghe không cảm thấy bị sốc hoặc tổn thương.
Điều đó thể hiện sự lắng nghe rất cẩn thận trước khi nói ra điều gì đó.
2. Bài học 2: Luôn luôn đúng giờ tuyệt đối
Trong những cuộc hẹn, cuộc họp hay gặp gỡ, người Nhật có thói quen đế sớm vài phút, bởi họ không muốn bất cứ ai phải chờ đợi mình. Đến sớm hoặc đúng giờ thể hiện được sự tôn trọng với người bạn hẹn gặp cũng như sự chỉn chu trong tính cách của bạn.
Nếu có suy nghĩ muộn một chút cũng chẳng sao, thì hãy thử đặt bản thân mình vào vị trí chờ đôi. Bạn có thích việc phải chờ đợi người khác quá lâu không, việc đó không khiến bạn khó chịu hay bực bội trong lòng chứ. Hãy học cách tôn trong thời gian của người khác cũng như thời gian của chính mình.
3. Bài học 3: Luôn giữ tình cảm cho các mối quan hệ
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường chỉ liên lạc với ai đó khi có việc cần nhờ đến sự giúp đỡ của họ, còn bình thường lại chẳng mấy quan tâm hỏi han.
Người Nhật không như vậy, họ luôn coi trọng tất cả những mối quan hệ của họ và cố gắng giữ “ấm” chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như gọi điện thoại, gửi thư, email. Fax hoặc gặp mặt trực tiếp.
Việc làm này vừa thể hiện sự thân thiết, tình cảm, vừa cho thấy bạn tôn trọng mối quan hệ cũng như tôn trọng người đó rất nhiều. Trên thực tế, đừng bao giờ lãng quên các mối quan hệ quá lâu, vì sẽ có ngày bạn cấn đến chúng, cần đến sự giúp đỡ từ ai đó. Ngoài ra, cũng đừng quên sống chan hòa nhưng phải kỷ luật nhé.
4. Bài học 4:Tôn trọng danh thiếp
Người Nhật thường rất tôn trọng những tờ danh thiếp họ nhận được. Vì họ quan niệm rằng khi ai đó đưa danh thiếp cho bạn nghĩa là họ đang muốn giới thiệu về bản thân mình. Điều cần làm lúc này là nhận danh thiếp bằng cả hai tay, đừng quên kèm theo một nụ cười cười lịch sự để thể hiện sự tôn trọng của bạn.
Đối với người Nhật, họ còn có thói quen cuối người thấp xuống khi nhận danh thiếp để tỏ khiêm nhường của mình. Điều quan trọng là bạn nhớ cất danh thiếp vào một cái hộp và luôn giữ gìn danh thiếp thật sạch sẽ, không bị cong bẩn hay rách nhé, đó cũng là một bài học kỷ luật đấy.
5. Bài học 5: Tôn kính và coi trọng thứ bậc
Người Nhật có một truyền thống vô cùng lâu đời và quan trọng là cúi đầu trước người khác, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi, có địa vị cao hơn mình. Việc này thể hiện sự tôn kính dành cho những bề trên.
Ngoài ra, họ còn có thói quen học hỏi người đi trước, khi nêu vấn đề với cấp trên hay người lớn tuổi, họ sẽ không nói bằng thái độ chất vấn mà thường xin được tư vấn.
Việc cúi thấp đầu không phải là sự thấp kém mà thể hiện một thái độ kỷ luật, khiêm nhường. hãy học cách tôn trọng người khác nếu bản thân bạn cũng muốn được tôn trọng, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Vì những kinh nghiệm hõ đã trải qua suốt cuộc đời đôi khi sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
6. Bài học 6: Hạn chế thể hiện tình cảm bên ngoài
Chốn công việc không phải là nơi thể hiện tình cảm cá nhân. Các công ty Nhật thường có không khí làm việc vô cùng nghiêm túc và lạnh lùng và không có những hành động như ôm vài bá cổ hay trò chuyện thân mật với nhau, điều này thường không phù hợp với phong cách làm việc của người Nhật và không phải là lối sống kỷ luật.
Trong công ty, người Nhật cũng thường nói chuyện hay trao đổi với nhau bằng âm điệu thấp và sự chừng mực để không ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Thời gian đầu khi tập thói quen này, bạn có thể sẽ cảm thấy không được thoải mái, nhưng, một khi đã quen thì mọi thứ sẽ không đến nỗi khắc khe và thậm chí chất lượng công việc còn được nâng cao hơn.
7. Bài học 7: Không để công việc ảnh hưởng cuộc sống
Tuy luôn làm việc rất nghiêm túc, nhưng người Nhật luôn đề cao sự nghỉ ngơi, thư giãn. Mỗi khi kết thúc những giờ làm việc căng thẳng, họ có thể cùng nhau vui chơi, giải trí và tuyệt đối không để những khúc mắc hay mệt mỏi của công việc xen vào cuộc vui.
Điều này tưởng dễ nhưng lại không hề đơn giản. Khi gặp nhiều áp lực trong công việc, chúng ta thường dễ bị chúng chi phối và không thể dành cho mình những khoảng không gian nghỉ ngơi để đầu óc được thảnh thơi thông thoáng hơn. Hãy nhớ rằng, cuộc sống riêng cũng vô cùng quan trọng.
Vì chúng sẽ giúp bạn có được những ý tưởng mới tốt hơn cho công việc và cho chính bạn.
8. Bài học 8: Luôn là “chúng tôi” thay vì “tôi”
Một bài học kỷ luật khác là với người Nhật, ý kiến của tập thể luôn được tôn trọng, họ không bao giờ có thói quen áp đặt quan điểm cá nhân vào công việc. Đây được xem là cách làm việc khoa học và đã mang đến không ít thành công cho đất nước Nhật Bản. Bạn có thể học hỏi từ họ đức tính này.
Khi chúng ta biết đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu và bỏ quan tất cả những ích kỷ của cá nhân thì tập thể mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. Ngược lại, nếu quá chú tâm đến lợi ích cá nhân thì sẽ dễ quên đi lợi ích chung, dễ bỏ qua sự hòa hợp trong các mối quan hệ vì chỉ lo khẳng định bản thân mình.
Nguồn: kosaido
#quantriexcel
#kynangmoi