10 sai lầm ai cũng dễ dàng mắc phải trong cuộc sống: Tránh được dù chỉ một, cuộc sống thuận lợi thêm bội phần
1. Ảo tưởng – suy nghĩ lớn lao nhưng hành động tầm thường
Khi gặp khó khăn, chúng ta thường mượn thế giới tưởng tượng để thoát ly khỏi thực tại. Chúng ta tự vẽ ra cho mình một lối thoát để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Nhưng tiếc thay nó chỉ là giấc mộng của một kẻ nằm mơ giữa ban ngày.
2. Đa nghi – biến không thành có
Khi bạn hiểu cũng là lúc bạn không còn nghi ngờ. Ngược lại, chỉ khi lòng bạn không còn nghi ngờ gì nữa, bạn mới thực sự hiểu. Đa nghi không chỉ là một trong những điểm yếu của con người mà còn là gốc rễ của mọi tai họa và rắc rối. Đa nghi sẽ làm cho một chuyện bình thường biến thành chuyện tiêu cực và xấu xa.
3. Tư duy ngắn hạn – tâm lý thích "ăn xổi"
Người có tâm lý thích "ăn xổi" vốn không thể nhìn xa trông rộng. Họ vì ham cái lợi trước mắt mà không màng đến tương lai. Giống như một người khi thấy cơ thể bị đau ở đâu thì chữa ở đó chứ không hề chữa được tận gốc rễ của bệnh.
4. Đặt lợi ích là chuẩn mực – khi đạo đức bị xem nhẹ
Lợi ích từ lâu đã trở thành mục tiêu mà con người theo đuổi trong cuộc sống. Thậm chí, có người còn lấy lợi ích của bản thân làm chuẩn mực cho cuộc sống. Họ sẵn sàng đặt lợi ích của mình lên trên cả những mối quan hệ với người thân và bạn bè. Xét trên khía cạnh thực tế, ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của lợi ích. Nhưng nếu đã bất chấp coi lợi ích của bản thân là số 1 thì bạn cũng nên chấp nhận phải trả giá đắt cho nó.
5. Hứa mà không làm – tưởng không khó mà khó không tưởng
Giữ chữ tín được coi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của con người. Giữ lời hứa không chỉ là có trách nhiệm với người khác mà còn là đối với cả bản thân mình.
6. Mù quáng chạy theo đám đông - những cái tôi đáng thương bị bỏ rơi
Thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan của mỗi người là khác nhau. Con đường mà mỗi chúng ta đi cũng khác nhau. Nhưng có lẽ chúng ta sợ mình khác biệt hoặc bị tách ra không đám đông ngoài kia. Chúng ta cảm thấy sợ hãi để rồi mù quáng mà đánh mất chính mình, từ bỏ cá tính của bản thân. Trực giác và sự tự tin của chúng ta cũng theo đó mà yếu dần đi rồi biến mất.
7. Tự ti về bản thân – giết chết tiềm năng của chính mình
"Thượng đế sẽ chỉ cứu rỗi những kẻ biết tự cứu lấy chính mình." Thành công chỉ thuộc về những kẻ khao khát và cố gắng vì nó. Nỗi sợ và thiếu tự tin chính là chướng ngại cản trở con người tiến lên phía trước.
8. Theo đuổi sự hoàn hảo tuyệt đối - một dị nhân mang nhiều mặc cảm
Con người vốn không có ai là hoàn hảo. Triết gia Nga Nikolay Chernyshevsky từng nói: "Ngay cả mặt trời cũng có lỗ đen, vậy thì mọi chuyên trên đời càng khó để mà không có khuyết điểm. Vì quá mải miết theo đuổi sự hoàn mỹ ấy, họ sẵn sàng vứt bỏ cuộc sống hạnh phúc và cả sinh mạng của chính mình.
9. Đánh mất ước mơ – khi chiến binh mất đi sỹ khí
Thất bại không cần kế hoạch nhưng thành công lại đòi hỏi một kế hoạch tỉ mỉ đến từng đường đi nước bước. Từ xưa đến nay, người thành công đều sở hữu hai đặc điểm sau: Có mục tiêu rõ ràng và luôn phấn đấu không ngừng để đạt được mục tiêu. Người sống không có ước mơ cũng giống như con thuyền bị mất phương hướng trên biển. Cơn gió nào đối với nó cũng là gió ngược chiều. Vũ trụ sẽ luôn thành toàn cho người biết sống vì ước mơ và hoài bão của bản thân.
10. Khủng hoảng tuổi trung niên - tinh thần suy sụp trước áp lực cuộc sống
Con người bước vào tuổi trung niên khi đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời. Những trách nhiệm gia đình và công việc vẫn không ngừng đè nặng lên đôi vai của họ. Họ mang theo mình sự bất mãn về công việc và sự nghiệp. Cuộc sống đã thôi không còn tạo ra những thử thách mới mẻ, khơi gợi sự kích thích đối với họ nữa. Sự lạc quan và tự tin của tuổi trẻ thay bằng sự bất lực và bi quan của tuổi trung niên.
Chỉ có tinh thần lạc quan mới là điểm tựa vững chắc giúp con người bình thản đi qua những tháng năm giông tố này.