KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Search This Blog

Tuesday, April 29, 2025

3 CÁCH DUY TRÌ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC MÀ KHÔNG CẦN VỘI VÃ


3 CÁCH DUY TRÌ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC MÀ KHÔNG CẦN VỘI VÃ

Trong công việc, vội vàng có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định tồi tệ cũng như kết quả không tối ưu khi bạn không dành thời gian để suy nghĩ thấu đáo mọi việc, hoặc khi sự vội vàng dẫn đến những sai sót bất cẩn. Khi trở nên trầm trọng, bạn sẽ bị suy giảm khả năng tiếp thu, xử lý và sử dụng thông tin mới, đồng thời khả năng sáng tạo của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng, vì sự sáng tạo thường không thể vội vàng.


Các mối quan hệ có thể bị ảnh hưởng vì bạn dễ bị khó chịu khi người khác không theo kịp tốc độ khẩn trương của bạn. Khi các mối quan hệ trở nên tồi tệ, động lực của nhóm sẽ bị ảnh hưởng, cũng như kết quả đầu ra của nhóm, vì sự hợp tác hiệu quả bị tổn hại. Khi căng thẳng tại nơi làm việc dẫn đến kiệt sức, tiêu cực và hoạt động kém hiệu quả, kết quả cuối cùng của "bệnh vội vàng" có thể là sự kiệt quệ hoàn toàn. Sau đây là 3 cách để bạn có thể chậm lại nhưng không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.


1. Áp dụng các yếu tố bắt buộc

Đây là các cơ chế hoặc hoạt động được thiết kế để buộc bạn đạt được một kết quả hoặc hành vi cụ thể. Mục tiêu ở đây là giảm cảm giác thiếu thời gian và mức độ khẩn cấp cao. Ví dụ: Lên lịch thời gian dự phòng trong lịch của bạn để giải quyết các nhiệm vụ bất ngờ. Dành thời gian cho công việc chuyên sâu, không bị gián đoạn và không có mục tiêu kết thúc cụ thể. Lên lịch thời gian để suy nghĩ và sắp xếp lại danh sách việc cần làm, để bạn không tiếp cận mọi thứ với cùng một cảm giác cấp bách.


2. Tạm dừng trước khi đồng ý

Bạn cần xem xét lịch của mình để xem bạn có thực sự có thể chấp nhận một yêu cầu hay không. Bạn có phải là người duy nhất có thể thực hiện nó không? Nó có đòi hỏi quá nhiều thời gian, năng lượng hoặc nguồn lực của bạn không? Nó có hỗ trợ các mục tiêu của riêng bạn và phản ánh các giá trị của bạn không?


Khi "bệnh vội vàng" đã trở thành một lối sống, bạn sẽ khó làm chậm lại trước khi nói đồng ý. Vì vậy, bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của một người khách quan mà bạn tin tưởng để xin ý kiến phản hồi.


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số cách giúp lấy lại bình tĩnh và cân bằng:


- Bỏ bớt hoạt động: Xem xét danh sách công việc và tự hỏi việc gì có thể không làm mà không gây vấn đề.

- Đừng đòi hỏi bản thân phải hoàn hảo: Chấp nhận rằng không ai hoàn hảo.

- Luyện tập sự nhẫn nại mỗi ngày: Chọn hàng dài nhất khi xếp hàng hoặc đi dạo ở nơi yên tĩnh.

- Tránh trì hoãn: Lập danh sách việc cần làm được sắp xếp theo mức độ ưu tiên.

- Chấp nhận việc bản thân không hoàn thành hết mọi việc: Tập trung vào những việc quan trọng nhất.


3. Viết ra hậu quả của việc nói "có"

Tạm dừng để viết ra điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đồng ý với một yêu cầu là một yếu tố bắt buộc tự nhiên, buộc bạn phải chậm lại và ngăn bạn nói "có" một cách tự động. Mức độ căng thẳng liên quan đến nhiệm vụ này có thể chấp nhận được không? Yêu cầu này có chiếm quá nhiều thời gian của bạn khỏi các hoạt động bên ngoài công việc hoặc đơn giản là nạp lại năng lượng không? Việc nhìn thấy những hậu quả được viết ra một cách rõ ràng không chỉ làm bạn chậm lại mà còn có thể là một lời cảnh tỉnh hiệu quả.

-st-

Powered by Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank