KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024

CÁCH BỨT RA KHỎI “NGƯỠNG GIỚI HẠN HỌC TẬP” ĐỂ KHÔNG NGỪNG TIẾN BỘ

 


CÁCH BỨT RA KHỎI “NGƯỠNG GIỚI HẠN HỌC TẬP” ĐỂ KHÔNG NGỪNG TIẾN BỘ


Khi bàn về vấn đề động lực, ta gặp phải một thử thách: Sẽ có thời điểm, chúng ta phải chạm tới những “ngưỡng giới hạn”, vậy phải làm gì lúc đó?


🔎 Tình trạng này đặc biệt phổ biến trong việc phát triển kỹ năng, tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn, bạn sẽ đạt được những mục tiêu lớn hơn. Muốn làm được như vậy, bạn phải biết cách bứt ra khỏi sự tự hài lòng, thoát khỏi cái ngưỡng đó để tiếp tục học hỏi và tiến bộ.


Việc này không quá khó nếu bạn được trang bị đúng kỹ thuật. Các kỹ thuật này được chia thành 3 nhóm và được xếp vào một danh sách kiểm tra gồm 5 bước (được đề cập ở phần cuối).


👉 Đương đầu với thử thách để tìm chỗ bứt phá


“Sự phát triển đến từ điểm kháng cự. Ta học hỏi bằng cách ép bản thân tiến lên và tìm ra những gì thực sự nằm ở ngoài phạm vi khả năng của mình.” - Josh Waitzkin, sách The Art of Learning (tạm dịch: Nghệ Thuật Học Tập).


Bạn có lẽ sẽ ngừng học nếu xuất hiện một thử thách mà bạn đang tránh, một chướng ngại vật đáng sợ mà bạn phải vượt qua, một trở ngại mà bạn có thể thất bại. Con đường phát triển của bạn đã luôn dễ dàng và thoải mái cho đến lúc này đây, và bạn không muốn lao vào một thử thách có thể biến trò chơi thú vị này thành một cam kết nghiêm túc.


Nhưng những thử thách này chính là con đường để ta cải thiện kỹ năng. Nếu bạn đang học kỹ năng diễn hài độc thoại nhưng lại chỉ diễn cho bạn bè xem, bạn khó mà nhận được phản hồi cần thiết để tiến bộ. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới nhưng chỉ làm bài tập trên ứng dụng ngôn ngữ, đó không thực sự là học vì bạn không giao tiếp với người khác. Nếu bạn cứ luyện đàn những bài bạn đã biết rồi chứ không chịu đàn những bài mới vì sợ đánh sai sẽ bị “quê”, bạn sẽ không bao giờ đàn được gì khác ngoài những bài cũ.


Bước đầu tiên để bứt ra khỏi một ngưỡng giới hạn học tập là xác định xem có một thử thách lớn nào đó mà bạn đang tránh né hay không. Nếu bạn đã dành rất nhiều thời gian trên nền tảng trực tuyến để “học” cách lập trình nhưng vẫn chưa tạo được sản phẩm nào cho người khác sử dụng, thì nghĩa là bạn đang bị kẹt ở ngưỡng giới hạn. Nếu bạn chỉ nấu theo những công thức tìm thấy trên mạng và không cố tạo ra công thức mới của riêng mình, đó cũng là một ngưỡng giới hạn.


👉 Mô hình 5 cấp Dreyfus


Ở một thời điểm nào đó, bạn phải tháo hai bánh xe nhỏ đỡ ở hai bên xe đạp ra, và càng làm như vậy sớm thì bạn càng ngã vài lần sớm hơn, nhờ vậy mới học được cách lái xe đạp. Bạn có thể tham khảo mô hình 5 cấp Dreyfus để hình dung về các ngưỡng giới hạn thường thấy: 


- Non nớt (Novice): Bạn chưa thể làm gì được nếu thiếu cái “Hướng dẫn sử dụng”.

- Nhập môn (Advanced Beginner): Bạn có thể nhớ quy trình và linh hoạt hơn một chút trong kỹ năng.

- Có năng lực (Competent): Ở mức độ này, bạn có thể thích ứng với các tình huống phức tạp hơn bao gồm nhiều hành động phức tạp hơn, nhiều dữ liệu hơn và triển khai những kế hoạch nhỏ để giải quyết chúng dựa trên kinh nghiệm.

- Thành thạo (Proficient): Bạn am hiểu sâu sắc về vấn đề, quan tâm đến ‘bức tranh lớn’ hơn là các tiểu tiết, có khả năng liên kết các vấn đề riêng lẻ, học hỏi kinh nghiệm từ chính mình và từ người khác để tự sửa sai và nâng cao chất lượng một cách độc lập.

- Tinh thông (Expert): Một trong các đặc điểm nổi bật nhất thường thấy ở Expert là chủ yếu làm việc theo trực giác. Bạn có sẵn trong người các kinh nghiệm, các kĩ xảo và khả năng phản ứng rất nhanh trước các vấn đề gặp phải. Bạn thường có lời giải nhanh mà không cần phải ‘theo lý thuyết này’ hay ‘theo mô hình nọ’, thậm chí thường là họ sẽ bỏ qua các hướng dẫn về trình tự hay thủ tục. Cái trực giác đó là kết quả của quá trình bền bỉ, lâu dài tích lũy các mô hình, lý thuyết và các kinh nghiệm, chắc chắn đó không phải là lời phán bừa hay một sự bắt chước tùy tiện.


Nhưng nếu bạn cảm thấy mình đã bắt tay vào xử lý những phần khó khăn của quá trình học kỹ năng và đang sử dụng trực giác rồi (như trò chuyện với người bản xứ, tạo ra các ứng dụng web, chia sẻ tác phẩm văn học của mình, diễn kịch trước đám đông, v.v.), và không có thử thách rõ ràng nào lớn hơn nữa cả, nhưng bạn vẫn đang ở ngưỡng giới hạn, thì bước tiếp theo là kết hợp kỹ thuật.


👉 Kết hợp hoặc thay đổi kỹ thuật


Nếu bạn biết giới hạn của mình ở đâu và đang tập trung mổ xẻ nó nhưng lại không có kết quả, bạn phải thử một cách khác. 


Cách đơn giản nhất để áp dụng vào việc học đó là thay đổi các phương pháp luyện tập và nguồn tri thức. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, đừng chỉ sử dụng ứng dụng Anki, Duolingo hay iTalki. Hãy tập trung vào từng ứng dụng một, đồng thời luyện tập một chút trên những ứng dụng còn lại và chuyển sự tập trung cứ mỗi vài tuần một lần khi bắt đầu cảm thấy chán hoặc trì trệ. Bạn sẽ nhận thấy rằng việc nghỉ giải lao rồi trở lại với từng ứng dụng một sẽ giúp bạn bứt phá khỏi ngưỡng giới hạn đã giữ chân bạn trước đó.


👉 Cải thiện bằng chiến thuật


Nếu bạn nhận ra rằng mình đang bị kẹt ở ngưỡng giới hạn và không vượt qua được chỉ bằng cách đa dạng hóa các phương pháp luyện tập, thì đã đến lúc phải áp dụng chiến thuật. 

Trước tiên, hãy xác định những phần của kỹ năng đang giữ chân bạn lại, rồi tìm cách lập ra một phương pháp huấn luyện tập trung vào đúng phần đó. Ví dụ, bạn đã tích lũy được một vốn từ vựng đồ sộ tiếng Tây Ban Nha nhờ luyện tập trên ứng dụng Anki, nhưng bạn lại gặp khó khăn trong việc đặt câu đúng ngữ pháp bằng những từ đó.


Giải pháp không phải là tiếp tục luyện tập trên Anki nữa, mà bạn phải nói chuyện qua điện thoại với người bản xứ và dồn sức vào việc đặt câu đúng ngữ pháp, hoặc bắt đầu viết liên tục để được phản hồi và sửa bài.


Bất kỳ thời gian nào không được sử dụng để cải thiện phần yếu nhất trong kỹ năng của bạn đều là một sự lãng phí. Nếu không làm gì cả và cứ để mình mắc kẹt ở ngưỡng giới hạn, bạn chỉ ngày càng bực bội và chán nản hơn mà thôi. Ngay khi nhận thấy mình bị trì trệ, bạn phải tìm ra cách thay đổi phương pháp luyện tập để xử lý phần yếu nhất trong bộ kỹ năng đó.


👉 Với 3 kỹ thuật trên, ta rút ra một phương pháp đơn giản để né tránh và vượt qua các ngưỡng giới hạn.

- Xác định một thử thách mà bạn đang né tránh và đối mặt trực tiếp với nó

- Kết hợp hoặc thay đổi các phương pháp luyện tập của bạn để tăng áp lực lên mọi phần trong kỹ năng đó

- Thử những thử thách mới để xác định ra những phần còn yếu của kỹ năng

- Phát triển các cách luyện tập có chiến thuật để cải thiện những phần còn yếu của kỹ năng


Lặp lại những bước trên khi gặp ngưỡng giới hạn tiếp theo. 


Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank