KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN AI CŨNG PHẢI BIẾT

 


TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN AI CŨNG PHẢI BIẾT

Có rất nhiều người sở hữu một khoản tiền lớn nhưng không biết cách chi tiêu dẫn đến th.ấ.t th.o.át khá nhiều. Quy tắc quản lý tài chính cá nhân là một trong những kĩ năng mà bất kì ai cũng cần học hỏi. Biết sắp xếp và ph.â.n b.ổ tài chính sẽ giúp bạn ổn định hơn trong cuộc sống, tránh các r.ủ.i r.o bất ngờ.

#1: TIỀN LIÊN QUAN ĐẾN T M LÝ NHIỀU HƠN LÀ ĐẾN TOÁN HỌC


Thực tế đã chứng minh yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến tiền bạc như thế nào.


- Có những người m.ê mua sắm tới mức có thể mua bất cứ lúc nào mình thích, hoặc chỉ có chút căng thẳng cũng dùng việc mua sắm để giải tỏa.


- Có những người thích mua quần áo nhiều đến mức không mặc hết nhưng vẫn mua về chất đầy nhà.


- Cũng có những người tốn rất nhiều tiền vào đồ chơi công nghệ, trò chơi trực tuyến,…


Điều đặc biệt ở đây là họ không hề khá giả. Số tiền họ kiếm được thậm chí không đủ cho những sở thích xa xỉ này. Họ đều là những người thuộc tầng lớp trí thức, họ thông minh và biết tính toán. Nhưng lúc họ mua những thứ đó họ không hề hành động theo lý trí. Tại sao?


Bởi vì việc quản lý tiền bạc một cách thông minh thường liên quan đến tâm trí nhiều hơn đến tính toán.


– Yếu tố tâm lý đóng vai trò nhất định khi cho gia đình hoặc bạn bè vay tiền


– Đóng vai trò quan trọng trong trận ch.iến phân chia tài sản trong gia đình


– Tính thuyết phục của tiếp thị và qu.ả.ng c.áo, nó làm thói quen chi tiêu của bạn bị ảnh hưởng nhiều


– Mềm lòng và chi tiêu cho con cái những món đồ xa xỉ không cần thiết


– Tâm lý trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư…


Không có cách nào để loại bỏ được hoàn toàn yếu tố tâm lý trong việc quản lý tiền bạc. Và cũng không cần thiết phải loại bỏ chúng, bởi ta là con người chứ không phải người máy. Nhưng cần phải biết cách giảm thiểu những ảnh hưởng x.ấ.u của yếu tố tâm lý lên các quyết định tài chính.

Hãy thử các biện pháp dưới đây:


– Hạn chế tiếp xúc với qu.ả.ng c.áo: Nhiều người cho rằng mình không hề bị ảnh hưởng bởi qu.ảng c.áo. Họ tặc l.ưỡi “Toàn là qu.ảng c.áo v.ớ v.ẩn”… Nhưng ngày hôm sau đã thấy họ tạt vào cửa hàng mà hôm qua qu.ảng c.áo có nhắc đến. Không mấy ai có thể chống lại c.á..m d..ỗ của qu.ảng c.áo. Vì vậy hãy tránh xa hết mức có thể. Càng thấy ít qu.ảng c.áo, bạn càng ít mua những thứ không cần thiết với mình hơn.


– Tránh xa những c.á..m d..ỗ từ sở thích: Nếu đã biết bản thân là một người thiếu kỷ luật, để giảm bớt sự chi tiêu không có kế hoạch, hãy chủ động tránh xa những nơi có thể gây c.á.m d.ỗ cho bạn. Ví dụ nếu bạn là một người mê mua sắm, hãy tránh xa các cửa hàng, trung tâm mua sắm,…


-Tự động hóa: Nếu bạn không thể tự kiềm chế bản thân, hãy để máy móc và hệ thống tự động giúp bạn. Hãy thiết lập để sau khi nhận lương, hệ thống sẽ chuyển một phần cố định vào khoản tiết kiệm. Nhờ vậy bạn sẽ không còn bị tiêu lố vào khoản tiết kiệm của mình nữa. Khi mọi thứ được tự động hóa, bạn sẽ không còn phải lo bị chi phối bởi cảm xúc nữa.


-Tự đấu tranh tâm lý: Khi mua đồ, bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình có cần thiết phải mua món đồ đó không. Nếu nó là một món đồ đắt tiền, hãy đừng vội mua ngay mà xếp nó vào giỏ hàng. Sau đó hãy đặt mục tiêu thời gian nhất định, tự theo dõi xem xét chi tiêu của mình trong khoảng thời gian đó. Từ đó đ.á.nh gi.á tầm quan trọng của món đồ bạn muốn mua.

#2: Chi tiêu ít hơn những gì kiếm được để trở nên giàu có


“Để thoát n.ợ và tạo ra của cải, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.”


Nghe thì có vẻ đơn giản và không mấy hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng làm được đâu.


Về cơ bản: Sự giàu có luôn bằng thu nhập trừ đi chi tiêu.


Vậy theo phương thức toán học cơ bản, bạn biết phải làm gì để kết quả này cao lên chứ?


– Tiêu ít hơn: Chi tiêu ít hơn, hay nói một cách khác là tiết kiệm nhiều hơn. Tính tiết kiệm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của bạn.


– Kiếm nhiều tiền hơn: Bạn không thể tiết kiệm đến mức nhiều hơn mức thu nhập bạn có. Nhưng không có một mức giới hạn nào về số tiền bạn có thể kiếm được cả.


Chính vì vậy, mấu chốt của công thức cho sự giàu có chính là thu nhập của bạn. Muốn giàu có, hãy kiếm thật nhiều để tăng thu nhập của mình.


Bạn sẽ kiếm thêm thu nhập bằng cách nào?


- Làm thêm giờ

- Làm thêm một công việc ngoài thời gian

- Đổi công việc khác với mức lương cao hơn

- Tự bắt đầu kinh doanh nhỏ

- Bán những đồ mà bạn không còn sử dụng…


Những việc trên có thể đều hiệu quả và góp phần giúp bạn tăng thu nhập, nhưng đều cần có sự h.y s.inh, nhất là về thời gian.

#3: Thanh toán cho bản thân trước tiên


Thanh toán cho bản thân trước có nghĩa là sau khi nhận lương, trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm đồ đạc hay sử dụng vào bất cứ việc gì khác……Hãy lập tức dành ngay một phần thu nhập cho bản thân bạn. Và tất nhiên, khoản này sẽ được đưa ngay vào tài khoản tiết kiệm, chứ không dùng để chi tiêu cho các vấn đề cá nhân.


Nếu giữ được thói quen này, bạn sẽ bất ngờ với số tiền mình để dành được sau một khoảng thời gian đấy.


Tại sao lại thanh toán cho bản thân trước?


Thông thường nếu bạn là người mới bắt đầu đi làm chưa được bao lâu, việc tiết kiệm thực ra rất khó. Bạn phải trả rất nhiều thứ chi phí mà khoản lương của bạn thời điểm hiện tại chưa đủ để bạn thanh toán được hết mà vẫn còn dư để tiết kiệm.


Vấn đề ở đây chính là do tâm lý sợ không đủ nên bạn luôn chừa lại phần còn lại sau khi thanh toán hết các hóa đơn và các khoản chi tùy ý để tiết kiệm.


Vì thế:


Hãy để ra một phần để tiết kiệm trước. Sau rồi mới thanh toán hóa đơn, phần còn lại mới để cho khoản chi tiêu tùy ý của bạn. Khi đó, bạn sẽ biết cách tiết chế trong chi tiêu và hạn chế bớt được các khoản chi không cần thiết.


Điều quan trọng là gì?


Càng khó hình thành thói quen tiết kiệm sớm, bạn càng dễ tạo cho mình một lý do để trì hoãn. Ví dụ như muốn đi du lịch, không đủ tiền thanh toán hóa đơn…


Vậy làm sao để thanh toán cho bản thân trước tiên?


Một cách dễ dàng và nhanh chóng là hãy khiến nó trở thành tự động. Nếu bạn thiết lập sẵn để chuyển ngay một phần lương của bạn vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng ngay sau khi nhận lương, dần dần bạn thậm chí còn chẳng cảm thấy nó m.ất đi.


Tiết kiệm bao nhiêu là vừa đủ?


Bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu là tùy khả năng của bạn, thậm chí chỉ 1% thu nhập của bạn cũng không vấn đề gì.


Hãy thanh toán cho bản thân mình ngay từ hôm nay, dù muộn còn hơn không.

#4. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt


Con người ta thường chỉ tập trung vào những việc lớn khó để thực hiện ngay mà bỏ quên cơ hội từ những việc nhỏ.


Với một mục tiêu lớn là mua nhà hoặc mua xe, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm cho mục tiêu lớn đó. Nhưng khoảng thời gian sẽ rất dài và giao dịch lớn rất ít khi xảy ra.


Thay vào đó, với việc tiết kiệm từ những khoản chi tiêu nhỏ lẻ, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng các phiếu giảm giá, các chương trình khuyến mãi, so sánh giá cả giữa các cửa hàng,…


Với nhiều khoản nhỏ như vậy, bạn sẽ không ngờ là mình đã tiết kiệm được một khoản rất đáng kể đấy.


Hãy nhớ: Một đồng tiền tiết kiệm được thì hơn một đồng tiền kiếm được.

#5. Lớn cũng quan trọng


Tích tiểu thành đại, tất nhiên với những khoản tiết kiệm nhỏ lẻ, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.


Tuy nhiên không nên vì quá tập trung vào những khoản nhỏ nhặt mà quên m.ấ.t các giao dịch lớn.


Tuy tần suất không nhiều bằng các giao dịch nhỏ, nhưng chỉ với một giao dịch cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn khá nhiều so với các các món tiền nhỏ khác.


Dĩ nhiên, trong đời bạn chỉ tính đến việc tiết kiệm mua nhà, mua xe một hoặc một vài lần. Tuy vậy, bạn vẫn có thể sẽ có những quyết định lớn khác, đối với các mặt hàng xa xỉ như máy ảnh, máy tính mới hay đồ nội thất,…


Đó chính là những cơ hội tuyệt vời để tiết kiệm.


Mỗi khi dự tính cho một khoản chi lớn, hãy tìm những cách có thể giúp tối đa hóa giá trị nhận được từ mỗi đồng tiền bạn chi.

#6: Đừng quá tin vào những lời khuyên về tự do tài chính, hãy chỉ thực hiện những điều phù hợp với bản thân mình


Không có gì gọi là nguyên tắc đúng với 100% tất cả mọi người cả! Có thể điều này đúng với người này, nhưng lại không đúng đối với người khác.


Vì vậy sai lầm lớn nhất trong quản lý tài chính đó là á.p đ.ặt nguyên tắc không phù hợp lên chính bản thân, để đến lúc nhận ra thì đã muộn.


Chính vì vậy, bạn nên nhớ để thành công trong vấn đề tài chính, đôi lúc bạn phải bỏ qua những lý thuyết thông thường. Hãy chỉ đơn giản là làm những gì phù hợp với bản thân.











Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank