KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

VÌ SAO BẠN KHÔNG THỂ DẬY SỚM?

VÌ SAO BẠN KHÔNG THỂ DẬY SỚM?


1. Bạn không hiểu rõ cảm xúc


Rất nhiều người muốn dậy sớm vì những lợi ích mà việc này mang lại. Đa số mọi người sẽ hăm hở nghĩ rằng từ sáng mai, mình sẽ bắt đầu chuỗi ngày dậy sớm đầy năng suất. 


Nhưng thực tế phũ phàng, sáng hôm sau, họ lại tiếp tục dậy trễ.


Vì sao dậy sớm lại khó khăn như thế? Câu trả lời là chúng ta là con người và con người thì hành động theo cảm xúc. Bất chấp việc chúng ta cho rằng mình lý trí đến đâu, cảm xúc vẫn là một động lực cực kì lớn định hướng hành động của con người. Ăn đồ ngọt, cảm thấy thích thú, ăn thêm. Chạm tay vào chảo nóng, sợ, lần sau không chạm nữa. 


Chúng ta đều có xu hướng lặp lại những hành động đem lại cảm giác dễ chịu cho mình và né tránh những hành động đem lại sự khó chịu. Dậy sớm chẳng đem lại sự dễ chịu nào cho mình, nếu không muốn nói là còn khiến mình thấy khốn khổ. Vậy thì mình dậy sớm để làm gì cơ chứ? Liệu nếu tìm ra một lý do đủ lớn để bù đắp lại cho những khốn khổ của việc dậy sớm thì có giúp mình có động lực dậy sớm hơn không? Và lý do nào có thể đủ lớn? 


2. Bạn không hiểu về động lực


Theo một số nghiên cứu tâm lý học, động lực có thể phân thành hai nhóm: động lực bên ngoài (extrinsic motivation) và động lực bên trong (động lực tự thân, intrinsic motivation). 


Theo đó, động lực bên ngoài là những kết quả mà việc thực hiện hành động đó sẽ đem lại. Chẳng hạn, nếu bạn cày bài vì sợ trượt môn, nỗi sợ trượt môn và những hậu quả kéo theo của việc trượt môn là động lực bên ngoài. Tương tự, nếu bạn đi làm để kiếm sống, thu nhập nhận được cũng là một động lực bên ngoài. 


Mặt khác, nếu bạn biết câu ngạn ngữ “hãy chọn một công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời”, đó chính là định nghĩa cho động lực bên trong. Nói cách khác, động lực bên trong là niềm vui và sự thỏa mãn nảy sinh một cách tự nhiên trong chính quá trình thực hiện hành động. Một ví dụ minh họa sinh động và dễ hiểu cho động lực tự thân là hình ảnh một đứa trẻ lần đầu được đưa cho giấy và bút vẽ nguệch ngoạc mê mải hàng giờ mà không thấy chán.


Quay lại chuyện dậy sớm, bạn sẽ nhận ra đa số mọi người lập kế hoạch dậy sớm từ động lực bên ngoài: 

  

- Bạn muốn dậy sớm vì tốt cho sức khỏe, nhưng thực chất là vì mọi người (bao gồm cả bố mẹ) nói rằng nó tốt cho sức khỏe. Như vậy, dậy sớm không phải điều bạn thực sự muốn mà là điều người khác muốn ở bạn. 


- Tương tự, bạn muốn dậy sớm để thành công. Đó cũng là những gì người ta nói. Bạn cũng không thực sự chắc thành công người ta nói đến là gì và việc dậy sớm sẽ giúp đạt được thành công đó thế nào. Nói cách khác, đây là một mục tiêu mơ hồ mà kỳ vọng xã hội áp lên.

Nhưng, điều đó cũng không có nghĩa động lực bên ngoài là xấu. Chỉ là bạn sử dụng nó chưa đúng cách.


3. Bạn chưa biết cách nuôi dưỡng động lực bên trong


Trong rất nhiều trường hợp, bạn hoàn thành được nhiệm vụ cần làm là do có động lực bên ngoài; sợ trượt môn mất tiền nên ráng thức khuya cày bài, muốn có thưởng nên gắng sức chạy KPI. Thế nhưng, nếu chỉ có động lực bên ngoài thì việc đó sẽ không duy trì được lâu dài. 


Việc bạn cần là nuôi dưỡng cho mình động lực tự thân đủ mạnh sau khi được truyền cảm hứng từ động lực bên ngoài. Động lực tự thân của chúng ta là khác nhau và bản thân mỗi người phải tự tìm kiếm thứ phù hợp cho mình. Có một số động lực từ bên trong mà bạn có thể tham khảo như: 


- Chinh phục thử thách: Theo lý thuyết của White (1959), con người luôn tìm kiếm những thử thách mới và khao khát làm chủ được các kỹ năng bởi cảm giác thỏa mãn khi đạt được thành tựu.


- Tò mò, thích khám phá: The Berlyn (1960), đây là một nhu cầu nội tại của con người để tìm hiểu về thế giới xung quanh mình và vì thế nó là một dạng động lực bên trong.


- Nhu cầu kiểm soát và làm chủ: Hunt (1961), người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “động lực tự thân” thì cho rằng động lực chính của con người là nắm quyền kiểm soát và làm chủ được môi trường mình sống.


Giờ đây, thay vì chạy theo động lực từ bên ngoài, bạn có thể tìm kiếm và nuôi dưỡng một động lực bền bỉ để xây dựng những thói quen lành mạnh.

Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank