KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

9 CÁCH NGHĨ BIẾN CĂNG THẲNG THÀNH NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC

 


9 CÁCH NGHĨ BIẾN CĂNG THẲNG THÀNH NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC


Hãy tập “sống chung” với căng thẳng, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về nguồn năng lượng mạnh mẽ mà bạn nhận được từ đó. Những điều sau đây, rất có thể làm thay đổi suy nghĩ của bạn.


1. ÁP LỰC


“Không có áp lực, không có kim cương”. Áp lực nếu xét theo đúng nghĩa là một điều rất tuyệt vời. Khi bạn phải trải qua một tình huống tạo cho bạn một áp lực nặng nề thì chính lúc đó thần kinh của chúng ta sẽ trở nên nhạy bén nhất.


Theo bản năng, khi con người có cảm giác bị đoe dọa đến sự sinh tồn hay danh tiếng, thì lập tức họ có sự phản ứng. Chính những khoảnh khắc “sống còn” ấy là thứ kích thích, thôi thúc chúng ta hành động.


Rất nhiều người trong chúng ta không thể bắt tay vào làm việc trừ khi phải chịu một áp lực đè nặng. Nhiều người có thói quen trì hoãn hay trong vô thức họ phải để cho tiềm thức của họ đủ căng thẳng thì mới bắt tay vào công việc hoặc đối mặt với sự việc nào đó. Nhưng dù sao đi nữa, khi áp lực tạo ra những hành động tích cực, thì đó cũng được xem là nguồn nhiên liệu quan trọng cho hành động đó.


2. SỰ MẠO HIỂM


Nếu không sự mạo hiểm và không có căng thẳng đi kèm theo thì chúng ta sẽ rất khó có thể thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và tạo nên sự khác biệt. Sự phấn khích và nỗi căng thẳng thường bị nhầm lẫn với nhau và đôi khi khiến chúng ta nhìn nhận niềm phấn khích tột độ biến thành một sự tiêu cực. Điều ta cần làm chính là hãy làm quen với những cảm giác lạ lẫm và cảm nhận nó.


Không có một vùng an toàn nào là thật sự an toàn trong đời. Bởi ở một mức độ nào đó, chúng ta vẫn phải luôn đối mặt với những thử thách mới. Để thành công đòi hỏi chúng ta phải đi qua nỗi sợ và căng thẳng của bản thân khi tiếp cận với những điều mới lạ. Điều đó đòi hỏi sự mạo hiểm, càng thực hiện nhiều, chúng ta sẽ càng dễ thành công hơn và hơn thế nữa, sự tự tin sẽ càng được nâng cao.


3. DỰ CẢM


Sự lo lắng vốn là bản năng của con người và chúng luôn diễn ra một cách liên tục. Càng phớt lờ nó, chúng ta càng dễ trở nên bốc đồng khi ra quyết định. Hãy suy nghĩ chậm lại và xem xét thật kỹ càng vấn đề để tìm ra cách giải quyết.


Chỉ khi bạn chậm lại và bắt đầu lắng nghe những gì ẩn dưới nỗi sợ hãi cùng sự căng thẳng, bạn sẽ càng có khả năng đến gần hơn với câu trả lời. Những khoảng lặng đó sẽ giúp những dự cảm của ta hoạt động một cách hiệu quả hơn và thông minh hơn.


4. QUẢN LÝ THỜI GIAN


Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng là do bản thân muốn tạo được ấn tượng tốt hoặc thực hiện công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì lẽ đó, sự căng thẳng phần nào giúp ta quản lý thời gian tốt hơn.


Chúng ta sẽ trở nên đúng giờ hơn, thậm chí sẵn sàng trước khi cần với những buổi họp hay các hạn chót sắp đến. Lúc này, sự căng thẳng lại tạo ra động lực giúp ta hoàn thành công việc, nó như một chiếc đồng hồ báo thức luôn nhắc nhở ta vậy.


5. SỰ QUAN SÁT


Sự căng thẳng làm ta trở nên nhạy cảm và tinh tường hơn bao giờ hết trong việc đọc vị người khác. Chúng ta sẽ nhanh chóng quan sát và đánh giá được tính cách của đối phương như thế nào, có đáng tin hay không,... Sự tinh tường này sẽ giúp ta đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn trong giao tiếp, khéo léo hơn trong việc xử lý các tình huống.


6. TRÍ TƯỞNG TƯỢNG


Bạn có tin không khi càng căng thẳng thì suy nghĩ của ta càng trở nên linh động? Sự căng thẳng sẽ thôi thúc bạn xử lý vấn đề và từ đó khiến bạn trở nên minh mẩn và tập trung hơn bao giờ hết. Điều đó sẽ giúp bạn càng có nhiều ý tưởng đưa ra được các giải pháp rất phong phú.


7. NĂNG LƯỢNG


Năng lượng được chính sự căng thẳng tạo ra sẽ cực kỳ hữu dụng nếu được sử dụng đúng cách. Chúng ta có thể dùng nguồn năng lượng này để gia tăng sự tập trung và thực hiện được nhiều công việc hơn trong một ngày. Đồng thời, nguồn năng lượng tích cực là thứ rất dễ “lây lan”, do đó khi ta sử dụng chúng đúng cách sẽ tạo được cảm hứng cho những người xung quanh.


8. CẠNH TRANH


Khi bản thân cảm thấy căng thẳng, lúc đó ta sẽ dần nhận thức rõ ràng hơn vị trí hiện tại của mình và điều đó giúp ta phải tìm cách để hoàn thiện mình hơn. Căng thẳng giúp ta nhìn thấy được cần phải làm điều gì để trở nên khác biệt và có thêm động lực để đạt được thứ ta muốn. Chính viễn cảnh không đạt được mục tiêu là nguồn động lực quý giá mà ta nên tận dụng để phát triển.


9. SỰ ĐỘC THOẠI


Sự căng thẳng giúp ta tự mình đối mặt với chính mình nhiều hơn. Nếu bạn đang phải chịu một sự căng thẳng nào đó thì việc độc thoại sẽ giúp bạn tiến tới bước tiếp theo. Bạn luôn tự nhắc nhở mình phải vượt qua, phải nỗ lực hơn nữa. Khi đã đạt được, bạn sẽ thấy áp lực nhẹ bớt phần nào. Đây chính là cách để chúng ta vững bước trên con đường đến thành công, bước từng bước một.


Có thể nói, căng thẳng giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, sáng suốt và tập trung hơn. Trên hết, nó tạo động lực cho ta nỗ lực để hoàn thiện bản thân hơn. Đừng lấy căng thẳng làm lý do cho sự kém cỏi của bản thân hay dùng nó để né tránh trách nhiệm. Nên nhớ rằng: Thời điểm khó khăn sẽ tạo nên những con người mạnh mẽ, chính những căng thẳng hay nghịch cảnh sẽ giúp bạn không ngừng hoàn thiện bản thân.

Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank